Friday, November 22, 2013

4 hình thức tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới hiệu quả




Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới luôn là việc hết sức quan trọng,  đòi hỏi sự tập trung của cả người làm marketing lẫn tổ chức sự kiện. Sau đây là 4 hình thức tổ chức sự kiện gợi ý áp dụng cho chiến dịch ra mắt sản phẩm mới.


Một trong những câu hỏi kinh điển nhất mọi thời đại của người làm marketing, của phòng nghiên cứu thị trường, là “làm thế nào để đưa sản phẩm của mình ra thị trường?”. Với các chuyên gia tổ chức sự kiện thì việc tổ chức lên kế hoạch không khó, vấn đề ở đây là chọn và áp dụng hình thức tổ chức sự kiện như thê nào để nó nhất quán với kế hoạch marketing nằm trong chiến lược của công ty tung ra sản phẩm mới.

1. Họp báo trước khi tổ chức sự kiện

Là công việc hầu hết các công ty khi ra mắt sản phẩm đều nghĩ đến đầu tiên, là hoạt động truyền thông chính thống cho các sản phẩm của mình. Quan trọng nhất của buổi họp báo là thông cáo báo chí – thông điệp truyền tải trên các kênh truyền thông mà agency đã tư vấn và lựa chọn cho sản phẩm. Một thông cáo báo chí ngắn gọn truyền tải đầy đủ nội dung trên những kênh thông tin tập trung lượng khách hàng mục tiêu sẽ tốt hơn việc viết lan man dàn trải trên khắp các kênh truyền thông.
Chi phí cho một buổi họp báo tập trung chú yếu ở việc mời các phóng viên, booking trên các báo, tạp chí, còn lại là công tác hậu cần, đưa đón, chi phí setup cho các agency tổ chức sự kiện thường không cao.

2. Event Launching

Hình thức tiếp theo cho một chiến dịch ra mắt sản phẩm mới hoàn hảo  là Event launching. Một buổi lễ lauching có lẽ là thời khắc chính thức tuyên bố sự có mặt của sản phẩm trên thị trường.
Sự kiện ra mắt sản phẩm mới thường kết hợp với việc mời báo chí để phát đi thông điệp (truyền thông trên ngạch ATL). Đây thực sự là một event cần có bàn tay của các chuyên gia tổ chức sự kiện. Làm sao để tạo ra một buổi lễ ấn tượng, những keymoment quan trọng làm nổi bật sự xuất hiện của sản phẩm… là những yêu cầu về độ sáng tạo dành cho các agency tham gia đấu thầu dự án ra mắt sản phẩm mới.
Chi phí cho Event lauching thường rất cao vì ngoài các hạng mục setup trang thiết bị buổi lễ còn bao gồm: phí mời báo chí phóng viên, tiệc, hậu cần, quà tặng…thậm trí là sản phẩm dùng thử.

3. Activation – Sampling

Còn gì thuyết phục hơn khi người tiêu dùng được chứng kiến tận mắt, cảm nhận trực tiếp các tính năng nổi bật của sản phẩm thông qua việc dùng thử chúng tại những nơi đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm thường lui tới: Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…
Đó là nhiệm vụ của các kế hoạch activation và sampling, là việc tổ chức phát mẫu dùng thử, các hoạt động hoạt náo nhằm gây sự chú ý tới người tiêu dùng. Việc chọn địa điểm, kịch bản hoạt náo tại mỗi khu vực đều được tính toán để sản phẩm được tiếp cận nhanh nhât đến với các khách hàng mục tiêu (target user)
Chi phí cho các hoạt động trên không cao, chủ yếu tập trung vào chi phí sản phẩm cho khách hàng dùng thử, cách tiếp cận này khả phổ biến đặc biệt là những mặt hàng trung bình.
Kế hoạch này có tác dụng rất lớn nữa là có thể điều tra được ý kiến của khách hàng dùng thử sản phẩm, các nguyện vọng bổ sung về chất lượng, thiết kế, bao bì…của người tiêu dùng, tất cả sẽ là nguyên liệu để nhà sản xuất hoàn thiện sản phẩm của mình.

4. Roadshow

Là hoạt động tổ chức sự kiện lưu động, tổ chức show trên đường đi, các điểm công cộng trong thời gian ngắn và liên tục thay đổi về mặt địa điểm.
Ưu điểm của hoạt động này là độ phủ rộng, tiếp cận đối tượng khách hàng rộng, kết hợp được nhiều hoạt động tại các điểm dừng chân. Nhược điểm là chi phí cao, khó kiểm soát và dặc biệt là thủ tục hàn chính xin phép cho việc chạy roadshow ở Việt Nam không hề dễ chút nào nhất là đối với các agency chưa có nhiều quan hệ và kinh nghiệm.
Hiện nay hình thức roadshow chủ yếu được áp dụng là sử dụng một đội hình mặc quần áo đồng phục (cùng với HTND thương hiệu của nhãn hàng hoặc công ty có sản phẩm đang quảng cáo) điều khiển xe đạp, xe máy, ô tô thậm trí là các xe phân khối lớn, siêu xe chạy theo các tuyến phố có lương người tham gia giao thông cao, các trung tâm vui chơi, thương mại đông đúc.
Mục đích của kế hoạch roadshow là tạo hình ảnh cho sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng, khơi dậy sự tò mò về sản phẩm mới.
Trên đây là 4 loại hình tổ chức sự kiện mà các doanh nghiệp thường lựa chọn để đưa sản phẩm của mình ra thị trường, tuy nhiên để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường thành công thì còn cần một kế hoạch marketing khôn ngoan dài hơi mang tầm chiến lược và lúc đó tổ chức sự kiện chỉ là những công việc rât nhỏ, rất cụ thể mà thôi.


Bài viết liên quan:

Nguồn: netmedia.com.vn



0 comments:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More