Friday, January 10, 2014

Giải pháp cho ngân sách quản lý tổ chức sự kiện

Ông cha ta xưa nay vẫn có câu “Đắt xắt nên miếng”. Tuy nhiên với xu thế cạnh tranh của thị trường hiện nay thì quan niệm ấy không phải lúc nào cũng đúng. Vì thế hãy xem lại ngân sách của mình và chọn lựa phù hợp nhất cho sự kiện cũng như ngân sách của mình.

Làm thế nào để có thể quản lý tốt ngân sách của mình khi tổ chức sự kiện?

giải pháp quản lý cho ngân sách tổ chức sự kiện
Chi phí:
-          Luôn tính chi phí thực: chi phí mua bán đầu vào, chi phí trang thiết bị, chi phí nhân sự.
-          Chi phí ngầm: chi phí cơ hội, chi phí khấu hao thiết bị, lưu kho, tồn kho, chi phí cho phần trăm hoa hồng, chi phí đi lại, họp hành trong quá trình thực hiện sự kiện.
-          Chi phí quản lý: Chi phí quản lý trong toàn bộ quá trình chuẩn bị, thực thi và kết thúc sự kiện của bạn.

Lên kế hoạch sự kiện rõ ràng

-          Viết rõ từng mục trong kế hoạch của bạn để tránh thiếu sót khi thực thi kế hoạch cũng như việc hoạch định ra các hạng mục nào cần thiết. Đặt các hạng mục quan trọng lên trước, đánh dấu rõ ràng, xem xét các hạng mục nào có thể tự sản xuất, hạng mục nào cần phải thuê. Đây là những điều kiện tiên quyết khi lập kế hoạch cho sự kiện của bạn để giảm thiểu thời gian, chi phí mua bán, chi phí sản xuất.
-          Quản trị rủi ro, các phát sinh có thể lường trước: Chi phí của bạn sẽ tăng với tốc độ phi mã nếu như bạn quản trị rủi ro kém. Luôn tính đến các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, quản trị tất cả các hạng mục được sản xuất mà không được sử dụng để tránh việc lạm chi.

Tận dụng các nguồn có sẵn

-          Hãy tận dụng tối đa lượng nhân sự có sẵn và nguồn năng lực sẵn có liên kết với các công ty thế mạnh hoặc các đơn vị trực thuộc để giảm thiểu chi phí nhân lực
-          Liên kết với các đơn vị cung cấp có thế mạnh về các sản phẩm bên mình cần để bổ trợ lẫn nhau các thiết bị, công nghệ, nhân sự hay đơn giản chỉ là hiểu biết hoặc kinh nghiệm có sẵn trong lĩnh vực đó. Tạo mối quan hệ cho các sự kiện sau.

Tận dụng các khuyến mãi

-          Khi tổ chức sự kiện bạn hãy tận dụng các chương trình khuyến mãi đang có cũng như các hậu mãi của đơn vị cung cấp cho bạn. Sẽ ngạc nhiên khi chi phí của bạn được giải quyết giảm thiểu triệt để với các khuyến mãi.

Giám sát quá trình thực hiện, đảm bảo tiến độ thực hiện.

-          Phải hiểu rõ, nắm chắc kế hoạch của bạn trong tay, kiểm soát chặc chẽ tất cả các khâu, trang thiết bị, dự trù tạm ứng ghi chú rõ ràng, chi tiết thời gian, địa điểm, người nhận để đối soát lại khi cần.
-          Giám sát tiến độ thực hiện công việc. Khi chạy đúng tiến độ thì các sự kiện của bạn cũng như mọi công việc khác kéo theo sẽ không bị ngừng trệ và tăng chi phí như ngày công, thiết bị, nguyên liệu,…


Tin liên quan:

Nguồn netmedia.com.vn

Monday, December 16, 2013

Hiện trạng ngành tổ chức sự kiện tại Việt Nam 2013

Ngành tổ chức sự kiện đang phát triển ngày một mạnh mẽ tại Việt Nam góp phần tạo nên bức tranh marketing Việt Nam đa diện hơn.

Một lễ khánh thành hoành tráng, một buổi ra mắt sản phẩm rầm rộ hay đơn giản buổi tiệc chúc mừng nhỏ…. Tất cả có một điểm chung là liên quan đến tổ chức sự kiện.

Để tổ chức sự kiện thành công cần những người tổ chức sự kiện giỏi và đằng sau đó là cả một công ty hoạt động chuyên nghiệp. Ngày hôm nay tôi muốn nói đến các công ty tổ chức sự kiện tại Việt Nam.

Hiện trạng ngành tổ chức sự kiện tại Việt Nam

Ngày nay, tổ chức sự kiện đã trở thành một công cụ quan trọng trong hoạt động tiếp thị và pr chỉ đứng sau quảng cáo và nghiên cứu thị trường. Các công ty hiểu rằng tổ chức sự kiện mang họ đến vơi công chúng và nói lên họ là ai. Chính vì vậy mà hàng năm có hàng tỷ USD được chi cho các hoạt động tổ chức sự kiện. Nhưng không chỉ đòi hỏi những sự kiện thông thường mà họ cần những sự kiện có tính sáng tạo độc đáo và gây được sự chú ý của khách hàng, công luận. Nắm bắt được nhu cầu này các công ty tổ chức sự kiện đã ra đời.


Tuy ra đời muộn so với một số ngành dịch vụ khác nhưng không thế mà ngành tổ chức sự kiện ở Việt Nam lại không bắt kịp nhịp độ kinh tế thế giới. Thay vào đó là sự cập nhật và đầu tư các trang thiết bị hiện đại tiên tiến của các công ty nhằm nâng cao mức cạnh tranh mạnh mẽ khiến cho thị trường sôi động và phong phú hơn bao giờ hết.

Ông Michael Coson, Giám đốc điều hành tập đoàn Maison & Partners, nhà cung cấp và phân phối các sản phẩm và thương hiệu thời trang cao cấp, nhận xét: “Tôi từng tham dự rất nhiều event của các công ty, và có thể nói rằng chất lượng tổ chức sự kiện của các công ty ở Việt Nam hiện nay đã thay đổi một cách rõ rệt.Trước đây, trước khi tôi tham gia các sự kiện hay các buổi diễu hành, những gì tôi nhìn thấy là ở sự kiện là sự đơn điệu; nhưng giờ đây tôi đã thực sự thưởng thức, và cảm thấy rất thú vị như thể tôi là một phần của sự kiện đó”.

Trong tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh. Điều này tưởng chừng gây khó khăn cho các công ty tổ chức sự kiện tại Việt Nam. Nhưng với sự linh động và nhanh nhạy với tiêu chí nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng, các nhà tổ chức kiện đã xây dựng những kế hoạch, quy mô để phù hợp với tình hình tài chính của công ty.

Nhờ đó công ty không cần tiêu tốn hàng tỷ đông mà vẫn có được những ý tưởng độc đáo phù hợp với túi tiền và quan trọng là tiếp cận gần được với khách hàng mà vẫn đảm bảo được uy tín. Ngành tổ chức sự kiện cũng góp phần kích thích sức mua của người tiêu dung từ đó làm lợi cho nền kinh tế trong tình hình lạm phát kéo dài.

Ngày càng có nhiều công ty tổ chức sự kiện xuất hiện tại Việt Nam với quy mô lớn, nhỏ, đa dạng trong nước và quốc tế. Điều này tạo ra nhiều lựa chọn cho các doanh nghiệp khi đi tìm các nhà cung cấp tổ chức sự kiện. Trong đó có rất nhiều công ty đã tạo được thương hiệu riêng với bề dày kinh nghiệm và thông qua các sự kiện tầm cỡ

Ngành tổ chức sự kiện đang phát triển ngày một mạnh mẽ tại Việt Nam góp phần tạo nên bức tranh marketing Việt Nam đa diện hơn. Nó cũng cho thấy những hứa hẹn về sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai. Một nền kinh tế cởi mở, năng động, đa sắc màu.

Tagsto chuc su kientổ chức sự kiện, công ty tổ chức sự kiện

Tin liên quan:

Nguồn netmedia.com.vn

Tuesday, December 10, 2013

Thiết lập mục tiêu tổ chức sự kiện: việc làm thường bị bỏ quên

Như hầu hết tất cả những cuốn sách hướng dẫn kinh doanh đều cho bạn lời khuyên rằng: đặt mục tiêu là một trong những điều quan trọng nhất có thể làm bạn và event của mình khác biệt so với những sự kiện khác. Bằng việc thiết lập mục tiêu, bạn sẽ có thể tập trung vào kết quả mong muốn của sự kiện một cách rõ ràng hơn.


Đó là lý do vì sao các event manager luôn luôn đặt câu hỏi rằng: “Tại sao lại có sự kiện này?” Một khi đã có những lý do rõ ràng cho việc tổ chức sự kiện, bạn có thể sử dụng chúng vào việc lập mục tiêu tổ chức event. Những mục tiêu này sẽ kiểm soát cái bạn đang làm, và sẽ đảm bảo rằng bạn biết làm thế nào để đến nơi bạn định đến.

Nhưng không phải chỉ riêng bạn, điều quan trọng là tất cả thành viên trong team của bạn, những nhà thầu, nhà cung cấp cũng phải biết lý do để tổ chức sự kiện và cái mà bạn đang cố gắng để đạt được. Có mục tiêu làm event sẽ giúp định hình rõ ràng và chính xác những việc cần làm Mục tiêu là công cụ hữu dụng nhất cho việc đánh giá.

Nếu bạn muốn đo lường hiệu suất công việc của bạn, điều đó chỉ có thể thực hiện khi đầu tiên bạn đã lập mục tiêu. Nếu bạn không có mục tiêu thì bạn sẽ so sánh bằng cái gì đây? Bởi vì sau mỗi event bạn có thể quay lại xem xét chúng, thay đổi chúng phù hợp cho những event sau này, như vậy thì bạn, event của bạn và công ty của bạn mới có thể tiếp tục phát triển.

Mục tiêu là đích đến của mỗi sự kiện Lập mục tiêu tổ chức event thường được xem là phí thời gian, đặc biệt là trong một lĩnh vực phát triển, thay đổi nhanh, năng động và sáng tạo như tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, những mục tiêu này sẽ giúp event của bạn chạy đúng đường ray.

Mỗi lần bạn đạt đến một đoạn đường chéo trong quá trình hoạch định event, mỗi lần bạn nghĩ ra một ý tưởng mới hay một gợi ý mới, bạn nên tự hỏi “Nó có phù hợp mới mục tiêu của sự kiện không?” Nếu hoạt động hay ý tưởng mới đó có thể giúp bạn đạt được mục tiêu tổ chức sự kiện của mình, điều đó sẽ thật tuyệt, nhưng nếu không, vấn đề sẽ là gì?

Nếu bạn chấp nhận mọi ý tưởng hay gợi ý nào mà không có sự kiểm tra, rà soát lại, bạn sẽ gặp phải rủi ro là sự kiện của bạn sẽ là một tập hợp nhiều những hoạt động khác nhau hơn là một dòng chảy sự kiện đơn lẻ có tính liên tục và kết hợp chặt chẽ.

Mục tiêu là động lực thúc đẩy event team làm việc Khi đặt mục tiêu, hãy nhớ rằng đó là động lực của cả team. Và một khi mục tiêu đã được đặt ra thì bạn nên đảm bảo rằng chúng được truyền đạt đến tất cả những người tham gia quy trình lập kế hoạch và quản lý của sự kiện.

Điều này sẽ giúp những người trong tổ chức của bạn giữ tập trung và không xoay ra khỏi những lý do chính để tổ chức sự kiện. Lập mục tiêu cho những mảng công việc khác nhau sẽ cung cấp một bản đồ đường đi tới một sự kiện thành công.

Trong suốt quá trình lập kế hoạch, bạn có thể xem nhanh phần công việc nào cần được tập trung hơn (ví dụ doanh số bán vé thấp có nghĩa cần tập trung hơn vào vé) hay phần việc nào gần với mục tiêu hơn. Một khi một mục tiêu đã đạt được, một mục tiêu mới cần được thiết lập ngay sau đó để duy trì tốc độ và động lực của team tổ chức sự kiện.

Thành công của một event trong tương lai: Khi bạn cố gắng đánh giá những event của mình, bạn sẽ đo lường sự thành công đó dựa vào những mục tiêu đã được thiết lập, nếu không có bất kỳ mục tiêu nào, làm sao bạn có thể đo lường đây? Những mục tiêu này có thể áp dụng cho cá nhân, cho đội ngũ quản lý sự kiện, cho sự kiện hoặc cho các doanh nghiệp.

Ví dụ, bạn có thể lập mục tiêu tổ chức event là bán được 100 vé. Nếu chỉ có 90 vé được bán thì bạn đã thất bại trong việc đạt mục tiêu và bạn cần phải họp tổng kết tìm hiểu lý do tại sao. Nếu bạn bán 110 vé thì bạn đã vượt mục tiêu, nhưng vẫn phải họp nhóm để tìm ra nguyên nhân.

Một khi event kết thúc, bạn nên xem lại và đánh giá các mục tiêu tổ chức sự kiện đặt ra trước đây. Khi đó sự chênh lệch giữa hiệu suất của bạn và những mục tiêu này sẽ cho thấy bạn đã làm như thế nào và bạn đã muốn làm như thế nào. Sẽ chưa đủ nếu như bạn chỉ xem điều bạn đã làm được và chưa làm được đáp ứng mục tiêu hay không, mà bạn còn phải xem xét lý do tại sao vì ở đây bạn có thể học được những bài học để hướng tới tương lai.

Những lý do hợp lý nên được xem xét cẩn thận và lưu ý cho các event tương tự tiếp theo. Nếu bỏ qua điều này, rủi ro sẽ là các sự kiện, các nhân viên hoặc công ty sẽ tiếp tục mắc phải, không bao giờ sửa được lỗi đó, từ năm này qua năm khác, từ sự kiện này qua sự kiện khác.

Tagsto chuc su kientổ chức sự kiệncông ty tổ chức sự kiện

Tin liên quan:

Nguồn netmedia.com.vn

Ý tưởng - Thử thách đối với người Tổ chức sự kiện

Xin trích lời của một cố đạo diễn tài năng trong ngành sự kiện, nghệ thuật Việt Nam - Huỳnh Phúc Điền "Để có ý tưởng không khó, quan trọng là phải có tiền". Đó cũng là tâm sự nặng lòng của những người làm ý tưởng, các chuyên gia tổ chức sự kiện, họ thường xuyên phải suy nghĩ, phải tim tòi để tạo ra ý tưởng thoả mãn yêu cầu của khách hàng, nhưng thường thì concept của họ hoặc không được chấp nhận hoặc không được thực hiện vì khách hàng... không có tiền.

Được một khách hàng gọi đến đặt hàng làm một job event, trong lòng khấp khởi chuyến này có hợp đồng, có doanh thu, được thể hiện, được... đủ thứ.

Gặp khách hàng bắt đầu bắt đầu hơi căng thẳng: Khách hàng khó tính, khách hàng yêu cầu sáng tạo cao... nhưng vui vì: Cảm nhận về khách hàng tiềm năng, được thể hiện khả năng sáng tạo, vì khách hàng nói "tiền không quan trọng, miễn là ý tưởng hay".


Thực tế thì sau nhiều thời gian họp team lên xuống, nhiều ý tưởng hoành tráng đưa ra cho khách hàng nhưng kết quả lại bằng không, hết lần này đến lần khác, hết job này đên job khác kết quả và qui trình đều tương tự. Vấn đề ở đây là: Do chúng ta không biết sáng tạo hay do khách hàng không có tiền để thực hiện sáng tạo?

Điểm lại những sự kiện được xem là đỉnh cao của nghệ thuật tổ chức: Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008, khánh thành khách sạn nổi Dubai, hay vừa rồi là lễ khai mạc Olympic 2012 tai London, trước tiên phải khẳng định một điều rằng đây là một sự kiện tốn tiền, nhân sự, trang thiết bị...dưới bàn tay nhào nặn của những đạo diễn nổi tiếng, những chuyên gia tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, đã tạo nên những khoảnh khắc đắt giá cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Và để có một ý tưởng đã khó, công nghệ để thực hiện nó còn khó hơn nhưng quan trọng nhất là chi phí cho việc thực hiện ý tưởng này. Ở nước ngoài nếu cần một ý tưởng lớn (big idea) khách hàng hay nhà tổ chức không ngần ngại chi những khoản tiên khổng lồ để mời các nhà biên kịch suất xắc, những đạo diễn tài ba từng nổi danh qua những phim bom tấn, và cũng không chần chừ quyết định áp dụng những những công nghệ tiên tiến để sản xuất chương trình... tất cả họ tạo thành một ekip ăn ý, xuyên suốt và cũng ngốn rất nhiều tiền.

Còn ở Việt Nam, hãy khoan nói về những sự kiện được coi là lớn: Khai mạc seagames 23, Canavan Hạ Long, Festival, gần đây nhất là lễ khai mạc và bế mạc chương trình 1000 năm Thăng Long, chúng ta cùng nói về cái được gọi là ý tưởng trong các sự kiện doanh nghiệp (chủ đầu tư là các doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước)...

Đó là những lễ khởi công, lễ ra mắt sản phẩm mới, hội nghị khách hàng, hội nghị gia đình... mà liên tục chúng ta bắt gặp những yêu cầu "phải sáng tạo và... sáng tạo".

Nghề của agency là sáng tạo và sáng tạo không ngừng, nhưng đừng bao giờ nghĩ sáng tạo là tạo ra một thứ gì đó mới, với quảng cáo chỉ cần sắp xếp lại những cái cũ theo cách mới là sẽ có những ý tưởng hay Một điều thấy buồn hơn cho Agency trong nước, họ sáng tạo không? họ có chứ, họ năng động không? họ có, và họ chuyên nghiệp không? họ không!

Tất cả các agency tổ chức sự kiện hoặc làm quảng cáo ở Việt Nam đến 80% thành lập do tận dụng một mối quan hệ "ông to bà lớn" nào đó, hoặc công ty thành viên nào đó thường xuyên có nhu cầu làm quảng cáo... bỏ qua luôn các đối tượng này vì cái họ có duy nhất là mối quan hệ - không muốn học và cũng không học nổi.

Vậy các agency còn lại hoạt động theo năng lực, theo hướng chuyên nghiệp, với sức trẻ, đam mê sự sáng tạo thì lại không có thương hiệu... và vì không có thương hiệu nên họ không có quyền đàm phán với client trước khi có ý tưởng, họ bị xem nhẹ thậm chí là bị coi thường mỗi lần đàm phán về chuyện mua bán ý tưởng.

Nếu các Agency lớn như Densu, Satchi Satchi họ yêu cầu khách hàng phải trả cho họ một bản Brief mà họ thực hiện dù khách hàng có sử dụng hay không là 2.000 USD thì ở Việt Nam ngay cả khi thực hiện event rồi phí ý tưởng cũng bị khách hàng cười mỉa mai và gạch đi.

Tủi hổ cho những người làm ý tưởng trong những Agency tổ chức sự kiện tại Việt Nam, tủi luôn cho cả những ông khách ngày ngày ngồi vẽ "bánh vẽ", với năng lực hạn chế họ tận dụng những kế hoạch của các Agency thành của mình để có cái báo cáo, bợ đỡ cho mình, cho sếp trong những buổi họp về marketing, kinh doanh và truyền thông của công ty.

Tủi thêm cho những ông sếp lớn bất lực ngồi nhìn ý tưởng hoàn hảo theo ý mình nhưng không thực hiện được vì... không có tiền, nghĩa là họ không hiểu gì về quảng cáo.

Bài viết này hi vọng nhận được sự đồng cảm cho những thân phận làm dâu trăm họ, xu hướng quảng cáo và tổ chức sự kiện ở Việt Nam đang hướng dần tới sự chuyên nghiệp, chuyên nghiệp không chỉ là năng lực của agency nó cũng sẽ chuyên nghiệp trong nhận thức về mối quan hệ, qui trình làm việc giữa Agency với Client.

Sự sáng tạo là vô hạn, các Client nên hiểu túi tiền của mình trước, rồi hãy mơ mộng về một điều kỳ diêụ. Trình bày cởi mở với agency, không giấu nghèo giấu dốt để được hiểu được tư vấn một cách tối ưu, đó là một khách hàng khôn ngoan, đàng hoàng.

Còn các agency, nghề của chúng ta là sáng tạo và sáng tạo không ngừng, nhưng đừng bao giờ nghĩ sáng tạo là tạo ra một thứ gì đó mới, với quảng cáo chỉ cần sắp xếp lại những cái cũ theo cách mới là chúng ta sẽ có những ý tưởng hay rồi và nhớ thêm một điều cuối cùng là: Đừng bao giờ sáng tạo nửa vời nhé!

Tagsto chuc su kientổ chức sự kiệncông ty tổ chức sự kiện

Tin liên quan:

Nguồn netmedia.com.vn

13 lý do để ứng dụng Mobile App vào tổ chức sự kiện

Tại Việt Nam, hoạt động tương tư như thế này là Mobile marketing, không chỉ đơn thuần là việc gửi tin nhắn quảng cáo, kênh truyền thông này được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi, chương trình vui chơi trúng thưởng ... tùy theo các yêu cầu khác nhau của doanh nghiệp.

Là một nhà sản xuất, việc xây dựng một hệ thống Mobile App sẽ làm cho công việc trở nên suôn sẻ hơn, bởi việc phổ biến các thông tin của sự kiện đến khách hàng của bạn sẽ được xử lí một cách nhẹ nhàng. Và nếu những điều phía trên chưa thuyết phục được bạn sử dụng thì tôi sẽ đưa ra thêm 13 lý do nữa để bạn suy nghĩ:

1. Thông tin được công bố một cách rộng rãi: Thông qua Mobile App, những người quan tâm sẽ nhanh chóng có được thông tin về những diễn giả, buổi hội thảo, hay là nhà tài trợ. Những điều mà sự kiện trước đó của bạn mất nhiều công sức mới làm được.

2. Tương tác với khách hàng: Nếu trước đây, bạn bị động với những vấn đề có thể đột ngột xảy ra cho sự kiện được bạn chuẩn bị một cách công phu, thì nay bạn sẽ chủ động ngay từ đầu bằng cách lưu ý cho những người quan tâm về một thông tin mới nào đó, và bạn sẽ chắc chắn được là họ biết điều đó.


3. Tăng thêm lợi ích cho nhà tài trợ: Ứng dụng này cũng cho phép bạn đưa logo, thông tin chi tiết hoặc cách liên hệ với nhà tài trợ cho những khách hàng mục tiêu. Nó làm tăng tính minh bạch và tương tác giữa các nhãn hàng tài trợ và khách hàng mà họ hướng đến.

4. Nhật ký cá nhân: Giúp cho người tham gia ước định được nội dung và thời gian diễn ra chương trình, không có bất cứ cơ hội tham gia nào bị bỏ lỡ.

5. Tránh lãng phí: Thay vì tốn một đống tiền in các bản thảo và sau đó làm ô nhiễm môi trường vì vứt chúng đi, bạn có thể tổ chức một sự kiện ít tốn kém hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.

6. Không phụ thuộc quá nhiều vào internet: Dù cho địa điểm bạn tổ chức sự kiến không có wifi, thì Mobile App sẽ giúp bạn thoát khỏi sự phụ thuộc đó.

7. Nếu bạn tổ chức chuỗi sự kiện: không nghi ngờ gì Mobile App sẽ đảm bảo rằng tất cả những người tham dự sự kiện hôm nay của bạn, sẽ có đầy đủ thông tin về sự kiện kế tiếp mà bạn tổ chức.

8. Thu gọn toàn bộ giao diện của web trên màn hình di động: Mobile App có thể gói gọn toàn bộ thông tin trên web khá đơn giản. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tận dụng chỗ tên để trống của ứng dụng này để đưa tên logo và nhãn hiệu bạn muốn xuất hiện.

9. Bản đồ trong tay: Để đảm bảo mỗi vị khách tham gia đều nắm rõ đường đi đến nơi tổ chức sự kiện, thì ứng dụng di động sẽ cung cấp cho họ một bản đồ thật chi tiết và rõ ràng.

10. Chất lượng và đổi mới: Một sự kiện thật ấn tượng, đầy sự đổi mới nhưng vẫn đáp ứng được mục đích kinh doanh của nó là phần thưởng bạn sẽ nhận được.

11. Phản hồi của khách hàng: Trước, trong và sau khi sự kiện diễn ra, tất cả những người tham gia đều có thể liên lạc với ban tổ chức để chia sẻ suy nghĩ hoặc đánh giá của họ, biết được điểm yếu của mình thông qua những phản hồi là một cơ hội tuyệt vời để những sự kiện trong tương lai của bạn hoàn hảo hơn.

12. Công cụ marketing: Các ứng dụng di động được tuỳ chỉnh sẽ trở thành những công cụ quảng cáo đắc lực cho bất kỳ lãnh vực kinh doanh nào. Điều đó sẽ góp phần làm tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

13. Người phụ tá đắc lực: Bạn có thể chắc chắn là bất kì thắc mắc nào của khách hàng về sản phẩm đều được giải đáp bởi thông tin đã được tích hợp đầy đủ cho họ thông qua ứng dụng này

Tuy nhiên, để cho việc sử dụng ứng dụng di động đạt hiệu quả, nằm trong tầm kiểm soát của bạn và phản ánh chính xác thông tin về sự kiện, thì bạn cần xem xét một cách kĩ lưỡng về mục đích của sự kiện đó. Dù thế nào đi nữa, thì khách hàng vẫn sẽ luôn cảm thấy tiện lợi với dịch vụ này.

Tại Việt Nam, hoạt động tương tư như thế này là Mobile marketing, không chỉ đơn thuần là việc gửi tin nhắn quảng cáo, kênh truyền thông này được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi, chương trình vui chơi trúng thưởng ... tùy theo các yêu cầu khác nhau của doanh nghiệp.

Người làm sự kiện có thể liên hệ các nhà cung cấp dịch vụ để được tư vấn thêm về các ứng dụng và hiệu quả của hình thức này cũng như để họ đáp ứng những yêu cầu của bạn.

Tagsto chuc su kientổ chức sự kiệncông ty tổ chức sự kiện

Tin liên quan:

Nguồn netmedia.com.vn


Friday, December 6, 2013

Bao nhiêu tuổi thì được thành lập công ty

Chào các anh, chị! Em có một vấn đề cần được hỗ trợ giải đáp về thành lập công ty như sau:


Em đang chuẩn bị bước vào học đại học năm nhất. Em kinh doanh về dịch vụ thiết kế website, các khách hàng của em đa số là người quen…, cá nhân. Nên không cần hợp đồng và chứng từ. Nhưng thời gian tới, em có nhận yêu cầu thiết kế website, do người nhà giới thiệu, và họ yêu cầu phải có hợp đồng và xuất hóa đơn.

Vậy cho em hỏi, muốn xuất hóa đơn, chứng từ hợp pháp thì phải thành lập công ty không ạ? Và với trường hợp của em ( em 18 tuổi) đã đủ tuổi được thành lập công ty chưa? Nếu được thì em nên chọn hình thức thành lập công ty nào là phù hợp với trường hợp của em? Vốn ban đầu là bao nhiêu?. Em có thể đăng ký trụ sở công ty tại nơi tạm trú được không?Thủ tục pháp lý như thế nào ạ?

Em xin cảm ơn rất nhiều.

Chào bạn, chúng tôi xin được hỗ trợ và tư vấn với bạn như sau:

- Nếu bạn muốn, các chứng từ hợp pháp, có VAT, có dấu đỏ thì bạn cần phải thành lập công ty, với tuổi của bạn, bạn hoàn toàn có thể thành lập công ty. Bạn có thể thành lập công ty ở nơi tạm trú, hoặc tạm vắng, và khai báo thành lập công ty có trụ sở ở thành phố bạn học tập và làm việc là được

- Nếu bạn không muốn thành lập công ty, thì hóa đơn đó phải dưới dạng hàng và được tính là hóa đơn bán lẻ, nếu hóa đơn bán lẻ không dấu thì được coi là hóa đơn trắng.

- Loại ngành nghề kinh doanh của bạn không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng không phải là loại ngành nghề yêu cầu có số vốn pháp định.

- Với trường hợp của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên chọn mô hình thành lập công ty TNHH một thành viên. Bạn có thể tham khảo quy trình thành lập công ty TNHH một thành viên và các hình thức doanh nghiệp của chúng tôi.

Sau khi thành lập 1 tháng bạn sẽ phải nộp thuế môn bài bạn có thể đến chi cục thuế nơi công ty bạn đặt trụ sở người ta sẽ hướng dẫn thủ tục cho bạn.

Trân trọng!

Tags: to chuc su kien, cong ty to chuc su kiencông ty tổ chức sự kiện

Tin liên quan:

Nguồn netmedia.com.vn

Các vấn đề về vốn khi thành lập công ty

Thành lập công ty, bao gồm, những thủ tục, giấy tờ như thế nào, chắc hẳn quý khách cũng nắm được phần nào. Nhưng một vấn đề mà nhiều người đang phân vân, đó là vấn đề về vốn.

Các vấn đề về vốn khi thành lập công ty

Các thành viên, cổ đông, góp vốn như thế nào là hợp lý, và vốn có ảnh hưởng gì sau này. Chúng tôi xin chia sẻ một số vấn đề về góp vốn khi thành lập công ty TNHH như sau:

1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết.

- Nếu thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; Trong trường hợp này công ty cần  thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 7 ngày.


- Tài sản góp vốn có thể không bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng nhưng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

2. Không góp đủ vốn và đúng hạn.

- Nếu thành viên không góp đủ vốn và đúng hạn đóng thì được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty, phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh.

- Nếu trong thời hạn nhất định thành viên vẫn chưa đóng đủ như kết thì đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh.

3. Những thành viên đóng đủ vốn được là thành viên của công ty TNHH cần bổ sung các giấy tờ sau

- Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

- Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Vốn điều lệ của công ty;

- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức;

- Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;

- Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

4. Mua lại phần vốn góp

- Nếu thành viên trong vòng 15 ngày không đồng ý với các điều lệ, tổ chức của công ty có thể rút lại vốn, công ty có thể mua lại phần vốn góp của thành viên đó ( Yêu cầu mua lại vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến

- Giá mua lại phần vốn góp của thành viên theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại điều lệ công ty trong thời hạn mười lăm ngày, nếu giữa công ty và thành viên không thỏa thuận được.

5. Vốn điều lệ có những ảnh hưởng sau:

- Khi công ty có xảy ra sự cố như phá sản thì lúc đó thành viên sẽ chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính trả nợ đối với chủ nợ theo phần vốn góp đã đăng ký của mình.

- Nếu Doanh nghiệp đăng ký với số vốn điều lệ cao cũng sẽ có những thuận lợi về việc doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khi cần vay với số vốn cao các ngân hàng còn phải xem xét vốn điều lệ của công ty.

- Về mặt kinh doanh, khi doanh nghiệp ký hợp đồng có giá trị lớn thường các đối tác phải xem lại vốn điều lệ của doanh nghiệp.

VD: Trên hợp đồng của đối tác trị giá là 1 tỷ, nhưng vốn điều lệ của doanh nghiệp chỉ có 500 tr. Khi hợp đồng bị đổ vỡ đối tác sẽ phải chịu thiệt vì với loại hình cty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp

- Doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế môn bài hằng năm, mức đóng được xác định vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với các mức đóng như sau:

Tagsto chuc su kiencong ty to chuc su kiencông ty tổ chức sự kiện

Tin liên quan:

Nguồn netmedia.com.vn

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More